Phào chỉ chân tường giá rẻ – Báo giá chi tiết 2023

Phào chỉ chân tường là vật liệu gần như không thể thiếu với mọi công trình xây dựng, không chỉ tạo nên tính thẩm mỹ cho không gian mà còn góp phần bảo vệ tường nhà khỏi các tác động bên ngoài. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại phào chỉ, tùy nhu cầu mà bạn chọn sản phẩm phù hợp nhất để sử dụng. Cùng SanF tìm hiểu các đặc điểm loại phụ kiện này qua bài viết dưới đây!

1. Phào chỉ phân tường là gì?

Phào chỉ chân tường hay len chân tường là vật liệu dùng để trang trí tường với mục đích là tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các bề mặt khác nhau như tường với tường, tường với trần nhà,… mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho không gian và tạo nên sự hòa hợp về mặt phong cách cho công trình kiến trúc.

phào chỉ chân tường
Phào chỉ phân tường

2. Công dụng nổi bật của phào chỉ chân tường

Phào chỉ chân tường tuy được lắp đặt ở vị trí ít ai để ý. Song đây là vật liệu mang lại nhiều công dụng tuyệt vời cho không gian, cụ thể:

  • Che đi khoảng hở giữa vách tường và vật liệu lát sàn, mang lại tính thẩm mỹ toàn vẹn cho không gian
  • Tạo nên một không gian đẹp, ấn tượng và hài hòa
  • Bảo vệ tường khỏi những tác động ngoại lực và giữ cho tường tránh khỏi sự ẩm mốc vào mùa mưacông dụng phào chỉ

3. Các loại phào chỉ chân tường phổ biến hiện nay

3.1 Phào chỉ chân tường thạch cao

Phào chỉ chân tường thạch cao được xem là dòng phào chỉ truyền thống được sử dụng khá phổ biến tại Việt Nam. Thành phần chính của loại phào này là thạch cao, gỗ, vữa xi măng và một số thành phần phụ gia. Ngày nay, sợi thủy tinh được thêm vào để khắc phục những nhược điểm như chịu nhiệt và chịu nước kém của loại phào thạch cao truyền thống này.

nhựa giả gỗ ốp chân tường
Phào chỉ thạch cao được sử dụng khá phổ biến từ xưa đến nay

Ưu điểm

  • Phào chỉ thạch cao có khả năng cách nhiệt, cách âm và chống cháy tốt
  • Sản phẩm đẹp, mẫu mã đa dạng và có độ bền cao

Nhược điểm

  • Loại phào này khá nặng, dễ bị ố vàng khi gặp điều kiện ẩm ướt
  • Chịu nhiệt kém, bị co ngót và cong vênh, thậm chí bị nứt khi gặp nhiệt độ cao
  • Thi công phức tạp, thời gian kéo dài

3.2 Phào chỉ chân tường gỗ

Phào chỉ chân tường gỗ là loại phào chỉ đã xuất hiện khá lâu tại Việt Nam, được sử dụng nhiều vì thân thiện môi trường và tính thẩm mỹ cao. Có 2 loại phào chỉ gỗ là phào gỗ tự nhiên và phào gỗ công nghiệp. Trong đó, loại phào công nghiệp sử dụng chất liệu gỗ MDF, phủ thêm Laminate vân gỗ đa dạng mẫu mã rất đẹp.

len chân tường
Phào chỉ bằng gỗ đẹp, thân thiện môi trường

Ưu điểm

  • Phào gỗ dày dặn, cắt mài, góc đẹp và chắc chắn
  • Chất liệu thân thiện môi trường, tính thẩm mỹ cao, đa dạng mẫu mã, dễ dàng kết hợp với nhiều nội thất trong nhà
  • Thi công dễ dàng, tiết kiệm chi phí

Nhược điểm:

  • Dễ bị mối mọt, cong vênh hoặc trương nở khi gặp thời tiết có độ ẩm cao
  • Khả năng chịu nước và chịu nhiệt của sản phẩm khá kém

3.3 Phào chỉ chân tường nhựa PS

Phào chỉ chân tường PS là dòng sản phẩm được phát triển để khắc phục các nhược điểm thường gặp của phào chỉ truyền thống. Vì thế, loại phào PS này được sử dụng rất nhiều trên thị trường hiện nay. Cấu tạo phào gồm 2 lớp: bề mặt và cốt phào. Trong đó, lớp bề mặt phủ film vân gỗ và sơn chống xước. Lớp cốt phào sản xuất từ bột đá và các chất phụ gia.

len ốp chân tường
Phào nhựa PS phù hợp với sàn gỗ và sàn nhựa

Ưu điểm:

  • Phù hợp với đa dạng các loại sàn nhựa, sàn gỗ
  • Có khả năng chống nước, chống ẩm và chống mối mọt tốt
  • Sản phẩm thân thiện môi trường
  • Vận chuyển dễ dàng, thi công nhanh chóng

Nhược điểm:

  • So với phào gỗ, phào PS có vẻ kém chắc chắn hơn
  • Khi va đập mạnh, loại phào này dễ bị gãy hơn

3.4 Phào chỉ chân tường nhựa PU

Phào chỉ chân tường PU cũng là sản phẩm được ưa chuộng hiện nay, sản xuất từ chất liệu PolyUrethane với độ bền cao và độ dẻo tốt hơn phào PS.

Ưu điểm:

  • Phào PU bền bỉ, chống dẫn điện, chống dẫn nhiệt và chống nước tốt
  • Sản phẩm có độ đàn hồi cao, nhẹ hơn so với phào PS
  • Sản phẩm đa dạng mẫu mã, dễ thi công, lắp đặt

Nhược điểm: 

  • Loại phào này chưa được phổ biến bằng các loại phào chỉ chân tường khác
    phào chỉ PU
    Phào chỉ PU

3.5 Phào chỉ chân tường bằng nhựa mềm

Ngày nay, phào chỉ chân tường bằng nhựa mềm cũng được sử dụng nhiều. Đây là loại phào có thành phần chính là nhựa PVC có độ dẻo cao, nhập khẩu từ Nhật Bản, Đài Loan, Thái Lan.

phào ốp chân tường
Loại phào chỉ này có khả năng uốn dẻo

Ưu điểm:

  • Mẫu đã đẹp, sang trọng và lịch sử
  • Độ bền cao, khả năng chống ẩm mốc, chống cháy nổ, chống mài mòn tốt
  • Thân thiện môi trường, dễ dàng thi công

Nhược điểm:

  • Loại phào này không có nhược điểm đáng kể

3.6 Phào chỉ chân tường hợp kim

Thêm một loại phào chỉ chân tường khác cũng được yêu thích hiện nay, đó là phào hợp kim nhôm mạ. Loài phào chỉ này có nhiều màu sắc như màu cát đen, màu trắng, vàng bóng hoặc màu nhôm, màu inox,… để khách hàng dễ dàng lựa chọn.

chỉ chân tường
Phào chân tường bằng hợp kim đơn sắc, sáng bóng

Ưu điểm:

  • Phào chỉ có đa dạng màu sắc đẹp
  • Độ bền sản phẩm cao
  • Khả năng chống cong vênh, chống co ngót, chống ẩm và chống cháy tốt

Nhược điểm:

  • Giá thành loại phào này khá cao
  • Dễ bị ẩm mốc nếu dùng phải sản phẩm kém chất lượng
  • Khó thi công hơn các loại phào khác

4. Báo giá phào chỉ chân tường hiện nay

Giá phào chỉ chân tường phụ thuộc nhiều vào chất liệu của từng loại. Đa phần các loại phào chỉ gỗ tự nhiên hoặc đá nhân tạo sẽ có giá thành cao hơn so với phào gỗ công nghiệp, phào nhựa,… Trên thị trường hiện tại, giá phào chỉ rẻ nhất là 30.000 đồng/mét chiều dài. Giá phào chỉ dao động trong khoảng từ 30,000 – 150,000 tùy loại.
Tùy loại mà giá phào chỉ khác nhau 

Tại SanF hiện có bán đa dạng các loại phào chỉ với đủ chất liệu, mẫu mã khác nhau. Quý khách có nhu cầu mua phào vui lòng liên hệ qua hotline 0971.545.307 để được tư vấn chi tiết và báo giá chính xác.
Bảng giá phào chỉ trên thị trường

Loại phào Bản rộng phào (cm) Đơn giá (VNĐ/m)
Phào chỉ nhựa Bản 1-8 50.000 – 200.000 (VNĐ/m)
Phào chỉ thạch cao Bản 1-8 60,000 – 160.000 (VNĐ/m)
Phào chỉ gỗ Bản 1-8 135.000 – 250.000 (VNĐ/m)

Tư Vấn Ngay

5. Hướng dẫn thi công phào chỉ chân tường

Thi công phào chỉ chân tường thường gồm 5 bước, cụ thể như sau:

  • Bước 1: Cắt phào. Người thợ sẽ tiến hành dùng máy cắt phào chuyên dụng với góc 45 độ để cắt phào nhằm tăng diện tích tiếp xúc của bề mặt phào và chân tường. Trước khi cắt, cần đo cẩn thận để đảm bảo độ chính xác cao
  • Bước 2: Đi keo chuyên dụng. Dùng súng bắn keo để trát keo lên toàn bộ bề mặt sau của phào chỉ, đồng thời đặt phào vào đúng vị trí chân tường cần thi công
  • Bước 3: Bắn đinh. Trong thời gian đợi keo khô, tiếp tục dùng súng bắn đinh chuyên dụng để cố định phào chỉ vào chân tường thật chắc chắn
  • Bước 4: Xử lý mối nối và vết đinh trên bề mặt phào. Dùng bột bả để xử lý những mối nối và vết đinh. Sau đó dùng thêm giấy ráp để đánh phẳng và nhẵn
  • Bước 5: Phun sơn hoàn thiện. Dùng sơn để phun lên phào đã thi công nhằm mang lại tính thẩm mỹ và hoàn thiện cho công trình

Trước khi tiến hành lắp đặt ốp chân tường nhựa, chúng ta cần phải chuẩn bị một số dụng cụ thiết yếu:

  • Thước dây hoặc các loại thước đo
  • Máy cắt hoặc cưa tay
  • Bút chì hoặc phấn để đánh dấu vị trí
  • Đồ dùng bảo hộ: mũ, kính, áo lao động…
  • Keo silicon hoặc súng bắn keo

Và không thể thiếu được là len ốp chân tường nhựa, thường là vân gỗ hoặc vân đá.

Phào chỉ chân tường là vật liệu không thể thiếu với mọi công trình, góp phần làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian và bảo vệ sàn – tường nhà khỏi các tác động vật lý, ngoại lực. Để mua phào chỉ hoặc cần thi công phào, bạn có thể liên hệ ngay SanF qua hotline 0971.545.307 để được hỗ trợ tận tình. SanF cung cấp đa dạng các loại phào cùng dịch vụ thi công uy tín, chuyên nghiệp, mang lại công trình hoàn hảo cho mọi khách hàng.