Sàn nhựa là một loại vật liệu lát sàn tổng hợp được sản xuất từ nhựa và các chất phụ gia, mang đến cho người sử dụng một giải pháp thay thế cho sàn gỗ tự nhiên và sàn gạch truyền thống. Sàn nhựa hiện chiếm khoảng 40% thị trường vật liệu lát sàn tại nhiều quốc gia, đặc biệt là ở các khu vực thành thị, nơi yêu cầu cao về độ bền và tính thẩm mỹ.
Sàn nhựa có nhiều ưu điểm vượt trội. Trước hết, nó chống thấm nước hiệu quả, dễ dàng vệ sinh và không bị cong vênh. Bên cạnh đó, giá thành của sàn nhựa cũng hợp lý, phù hợp với đa dạng người tiêu dùng. Tuy nhiên, sàn nhựa không đem lại cảm giác êm ái như sàn gỗ tự nhiên. Sàn nhựa được chia làm ba loại chính: sàn nhựa WPC (Wood Plastic Composite), sàn nhựa PVC (Polyvinyl Clorua), và sàn nhựa SPC (Stone Plastic Composite)
Nếu bạn đang quan tâm sàn nhựa là gì, ưu nhược điểm cụ thể của từng loại, bài viết sau đây của SANF sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin này để giúp bạn xác định xem liệu loại sàn này có phù hợp với không gian của bạn hay không. Hãy cùng SANF khám phá loại vật liệu lát sàn hiện đại này nhé!
.
1. Sàn nhựa là gì?
Sàn nhựa là một loại vật liệu lát sàn được sử dụng để thay thế cho các loại vật liệu tự nhiên như gỗ, đá hoặc gạch men, mang lại sự tiện ích và tính thẩm mỹ cao nhưng vẫn đảm bảo độ bền vượt trội. Sàn nhựa được sản xuất từ các hợp chất nhựa tổng hợp như PVC (Polyvinyl Chloride), SPC (Stone Plastic Composite) và WPC (Wood Plastic Composite), ở trên bề mặt được phủ vinyl bảo vệ chất lượng cao.
2. Cấu tạo của sàn nhựa
Sàn nhựa giả gỗ được cấu tạo bởi 5 lớp cơ bản, mỗi lớp đóng vai trò quan trọng trong việc tăng độ bền và tính thẩm mỹ của sản phẩm:
- Lớp bề mặt phủ UV: Đây là lớp bảo vệ ngoài cùng, giúp tăng độ cứng và khả năng chịu lực cho sàn, đồng thời ngăn chặn bụi bẩn bám vào bề mặt, giúp sàn dễ vệ sinh và bảo dưỡng.
- Lớp áo: Lớp này có tác dụng chống mài mòn và bảo vệ màu sắc tự nhiên của sàn, giữ cho họa tiết vân gỗ không bị phai màu theo thời gian, đảm bảo tính thẩm mỹ lâu dài cho sàn.
- Lớp vân màu: Lớp này được thiết kế để tạo ra các họa tiết vân gỗ tinh tế, nhờ vào công nghệ in ấn hiện đại, cho ra hình ảnh chân thực, tự nhiên, không thua kém so với gỗ công nghiệp.
- Lớp lõi: Thành phần chính của lớp lõi là nhựa PVC, đóng vai trò quyết định đến chất lượng sàn. Lớp lõi này có khả năng chịu lực tốt, chống cong vênh, và hạn chế cháy lan, giúp sàn giữ được độ bền và an toàn trong sử dụng.
- Lớp đế: Lớp cuối cùng có chức năng tăng độ ma sát, giúp sàn bám chắc vào nền nhà và ngăn ngừa tình trạng trơn trượt. Ngoài ra, nó còn ngăn hơi nước bốc lên từ dưới nền trong các môi trường ẩm ướt, giúp bảo vệ cấu trúc sàn và tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
3. Ưu điểm và nhược điểm của sàn nhựa
Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của sàn nhựa mà bạn có thể tham khảo để lựa chọn cho phù hợp:
Ưu điểm sàn nhựa
- Không bị lạnh hay đổ mồ hôi khi trời nồm
- Có khả năng chống nước tốt và không bị cong vênh
- Không bị mối mọt hay biến dạng khi ngấm nước
- Đa dạng màu sắc, vân gỗ, phù hợp với nhiều không gian khác nhau
- Độ bền cao lên đến 15-20 năm
- Quy trình lắp đặt nhanh và dễ dàng
Nhược điểm sàn nhựa
- Sàn nhựa dán keo khi gỡ bỏ cần phải sử dụng các hóa chất như xăng để tẩy rửa
- Sàn nhựa giả gỗ không thể tạo cảm giác êm ái như sàn gỗ tự nhiên
4. Các loại sàn nhựa hiện có trên thị trường
Trên thị trường hiện nay, sàn nhựa được chia thành ba nhóm chính dựa trên chất liệu, họa tiết và chức năng, mỗi nhóm mang lại những lựa chọn phong phú cho người tiêu dùng. Về chất liệu, phổ biến nhất là sàn nhựa PVC, SPC và WPC. Xét về họa tiết, người dùng có thể lựa chọn sàn nhựa giả gỗ, vân đá hay vân thảm. Cuối cùng, theo chức năng, sàn nhựa có các dạng như sàn tự dính, sàn dán keo và sàn hèm khóa.
Phân theo chất liệu
- Sàn nhựa WPC (Wood Plastic Composite)
Sàn nhựa WPC (Wood Plastic Composite) là loại sàn được sản xuất từ sự kết hợp giữa bột gỗ và nhựa tổng hợp, tạo nên một vật liệu có tính năng vượt trội, không chỉ đẹp mắt mà còn có độ bền cao. Với cấu tạo kết hợp từ gỗ và nhựa, sàn nhựa WPC mang lại vẻ ngoài tự nhiên như gỗ thật, tạo sự sang trọng và đẳng cấp cho không gian sống.
Khác với các loại sàn nhựa thông thường, sàn WPC có khả năng chống nước, chống mối mọt và chịu lực tốt, thích hợp sử dụng ở những khu vực có độ ẩm cao như nhà bếp, phòng tắm hay ngoài trời. Một trong những ưu điểm nổi bật khác của sàn nhựa WPC là tính năng chịu lực và khả năng cách âm tốt, giúp tạo cảm giác êm ái khi di chuyển.
Về mức giá, sàn WPC thường có giá từ 300.000 VND/m², tùy thuộc vào chất lượng và độ dày của từng sản phẩm. So với các loại sàn khác, đây là mức giá hợp lý cho một sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội như sàn WPC.
- Sàn nhựa PVC (Polyvinyl Clorua)
Sàn nhựa PVC (Polyvinyl Clorua) là một loại vật liệu lát sàn được làm từ chất nhựa tổng hợp PVC, có khả năng chịu lực tốt, chống mài mòn và chống thấm nước. Loại sàn này được sử dụng phổ biến trong nhiều không gian như nhà ở, văn phòng, và các khu vực công cộng nhờ vào tính linh hoạt và độ bền cao. Với cấu tạo đơn giản nhưng chắc chắn, sàn nhựa PVC có thể dễ dàng thi công và lắp đặt mà không yêu cầu quá nhiều công cụ phức tạp.
Ưu điểm độc nhất của sàn nhựa PVC là khả năng chống thấm nước tuyệt đối và không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của độ ẩm, giúp bảo vệ sàn khỏi ẩm mốc và mối mọt. Ngoài ra, loại sàn này cũng có khả năng chịu lực tốt, giúp hạn chế hư hỏng khi có lực tác động mạnh. Về mức giá, sàn nhựa PVC thường có giá từ 200.000 VND/m², tùy thuộc vào chất lượng và độ dày của sản phẩm. Đây là mức giá phải chăng so với các loại vật liệu lát sàn khác, đặc biệt là khi xét đến tính tiện dụng và tuổi thọ dài lâu của sàn nhựa PVC.
- Sàn nhựa SPC (Stone Plastic Composite)
Sàn nhựa SPC (Stone Plastic Composite) là một loại sàn nhựa có cấu tạo từ bột đá và nhựa tổng hợp, tạo nên độ cứng chắc và khả năng chịu lực vượt trội. Với công nghệ sản xuất tiên tiến, sàn nhựa SPC không chỉ giữ được tính thẩm mỹ cao mà còn bền bỉ trước sự biến đổi của nhiệt độ và môi trường. Lớp bề mặt của sàn SPC có khả năng chống trầy xước, chống tia UV, giúp bảo vệ màu sắc và hình thức của sàn trong thời gian dài.
Ưu điểm nổi bật của sàn SPC là khả năng chống chịu tốt trước tác động ngoại lực và biến đổi môi trường, đồng thời không bị biến dạng hoặc cong vênh như một số loại sàn nhựa khác. Đặc biệt, sàn SPC còn có khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, mang lại không gian sống yên tĩnh và thoải mái hơn.
Mức giá trung bình của sàn nhựa SPC từ 350.000 VND/m2, tùy thuộc vào độ dày và chất lượng của sản phẩm. Đây là mức giá tương đối hợp lý, đặc biệt là với những tính năng vượt trội mà sàn SPC mang lại, giúp nó trở thành lựa chọn phổ biến trong cả các công trình dân dụng lẫn thương mại.
Phân theo họa tiết
- Sàn nhựa giả gỗ
Sàn nhựa giả gỗ là một loại sàn nhựa được thiết kế để mô phỏng vân gỗ tự nhiên, mang lại vẻ đẹp tinh tế và sang trọng nhưng có độ bền và tính thực tiễn cao hơn so với gỗ thật. Loại sàn này thường được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp như PVC, SPC hoặc WPC, kết hợp với lớp vân gỗ được in bằng công nghệ tiên tiến, giúp tạo ra hình ảnh chân thực, tự nhiên.
So với sàn gỗ tự nhiên, sàn nhựa giả gỗ có giá thành phải chăng hơn, đa dạng mẫu mã và màu sắc, dễ dàng thi công và lắp đặt. Đặc biệt, sàn nhựa giả gỗ rất thân thiện với môi trường và an toàn cho sức khỏe người dùng, mức giá chỉ từ 95.000 VND/m2.
- Sàn nhựa vân đá
Sàn nhựa vân đá là dòng vật liệu được làm từ nhựa PVC tổng hợp hoặc SPC với thiết kế vân đá sống động. Sản phẩm này có độ bền cao, tuổi thọ lên tới vài chục năm nếu được thi công đúng cách.
Sàn nhựa giả đá có khả năng chống nước, chống ẩm mốc, chống cong vênh và nứt gãy. Ngoài ra, sản phẩm này còn có quy trình thi công dễ dàng và có thể được sử dụng trong nhiều công trình như nhà ở, cửa hàng, khách sạn, nhà trường, bệnh viện và những địa điểm ngoài trời. Mức giá của sàn nhựa vân đá dao động từ 145.000 VND/m2.
- Sàn nhựa vân thảm
Sàn nhựa vân thảm là một loại sàn nhựa được thiết kế để mô phỏng bề mặt của thảm trải sàn truyền thống. Với họa tiết tinh xảo và màu sắc đa dạng, sàn nhựa vân thảm mang đến vẻ đẹp mềm mại và sang trọng cho không gian sống.
Sản phẩm này được làm từ 70% bột đá và 30% nhựa nguyên sinh, đảm bảo độ bền và khả năng chống trơn trượt tốt. Ngoài ra, sàn nhựa vân thảm còn dễ dàng vệ sinh và chống thấm nước, chống bám bụi, giúp bảo vệ sức khỏe và sự tươi mới của không gian, mức giá phải chăng chỉ từ 200.000 VND/m2.
Phân theo chức năng
- Sàn nhựa hèm khóa
Sàn nhựa hèm khóa là loại sàn nhựa được thiết kế với các cạnh có rãnh và lẫy, giúp các tấm sàn liên kết chặt chẽ với nhau khi lắp đặt. Loại sàn này không cần dùng đến keo dán, giúp quá trình thi công trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn.
Ưu điểm nổi bật của sàn nhựa hèm khóa là dễ dàng lắp đặt, không cần sử dụng keo dán, tiết kiệm thời gian và công sức. Bên cạnh đó, sàn nhựa hèm khóa còn có khả năng chống nước, chống mối mọt, chống trầy xước tốt, dễ dàng vệ sinh và đa dạng mẫu mã.
- Sàn nhựa tự dính
Sàn nhựa tự dính là loại sàn có lớp keo dán sẵn và lớp giấy phía sau giống giấy decal, khi lắp đặt chỉ cần bóc lớp giấy ra là có thể dán được.
Sàn nhựa tự dán là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích sự tiện lợi và không gian sống hiện đại. Với thiết kế đa dạng, mô phỏng chân thực vân gỗ tự nhiên hay họa tiết đá hoa cương sang trọng, sàn nhựa tự dán mang đến vẻ đẹp độc đáo cho mọi không gian. Không chỉ vậy, lớp keo dán sẵn giúp quá trình lắp đặt trở nên dễ dàng và nhanh chóng,
- Sàn nhựa dán keo
Sàn nhựa dán keo là một loại vật liệu lát sàn được làm từ nhựa PVC, cần phải dùng đến keo chuyên dụng để thi công và lắp đặt. Loại vật liệu này có rất nhiều mẫu mã, màu sắc, vân gỗ, vân đá đa dạng, giúp bạn dễ dàng lựa chọn để phù hợp với không gian nội thất.
So với các loại vật liệu lát sàn khác, sàn nhựa dán keo có giá thành khá mềm, phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Quá trình thi công nhanh chóng, không cần sử dụng quá nhiều nhân công. Ngoài ra, loại sàn này còn mang đến cảm giác êm ái khi đi, không tạo tiếng ồn lớn.
5. Ứng dụng của sàn nhựa
Sàn nhựa với sự đa dạng về mẫu mã và tính năng ưu việt, đã trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu cho việc lát sàn trong nhiều không gian khác nhau. Từ không gian sống như phòng khách, phòng ngủ, nhà bếp, phòng tắm cho đến các công trình công cộng như văn phòng, khách sạn, nhà hàng, sàn nhựa đều thể hiện được sự linh hoạt và thẩm mỹ cao.
6. Câu hỏi thường gặp
- Lắp đặt sàn nhựa cần xử lý mặt bằng như thế nào?
Trước tiên, bề mặt cần được làm phẳng, không có vết lồi lõm, bụi bẩn hoặc độ ẩm, vì những yếu tố này có thể ảnh hưởng đến độ bám dính và tuổi thọ của sàn. Nếu mặt bằng bị ẩm, cần xử lý chống thấm hoặc làm khô hoàn toàn trước khi tiến hành lắp đặt. Trong trường hợp bề mặt quá gồ ghề, có thể cần sử dụng thêm lớp lót để đảm bảo độ phẳng tối ưu cho việc thi công sàn nhựa, giúp sàn đẹp và bền theo thời gian.
- Độ dày sàn nhựa bao nhiêu là tốt nhất?
Độ dày sàn nhựa tốt nhất thường nằm trong khoảng từ 4mm đến 6mm, đảm bảo khả năng chịu lực, chống mài mòn và độ bền cao, phù hợp với hầu hết các không gian sử dụng như nhà ở hoặc văn phòng.
- Tuổi thọ sàn nhựa là bao lâu?
Nếu thi công đúng cách và bảo quản phù hợp, đa số các loại sàn nhựa có tuổi thọ trung bình từ 10-20 năm.
- Sàn nhựa có gây hại cho sức khỏe không?
Sàn nhựa được sản xuất từ nhựa PVC nguyên sinh, không chứa các chất độc hại, an toàn cho sức khỏe người sử dụng. Tuy nhiên, bạn nên chọn mua sản phẩm của các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng.
- Có cần thuê đội thi công sàn chuyên nghiệp không?
Câu trả lời là Có. Một số loại sàn như sàn nhựa dán keo hay sàn nhựa tự dính có thể tự thi công tại nhà, tuy nhiên bạn cần có đủ sự khéo léo và chuyên nghiệp để tránh xảy ra sai sót. Do đó, để có được không gian sống đẹp và tối ưu nhất, bạn nên thuê đội thợ thi công chuyên nghiệp để tiết kiệm chi phí và thời gian.
Như vậy, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc sàn nhựa là gì, đặc điểm, cấu tạo và ứng dụng của loại sàn này trong cuộc sống. Nếu đang tìm kiếm đơn vị cung cấp sàn nhựa chuyên nghiệp, đừng quên liên hệ với SanF để được tư vấn và cung cấp thông tin đầy đủ. Chúng tôi tự hào là đơn vị sản xuất sàn nhựa uy tín và chất lượng hàng đầu Việt Nam, đảm bảo mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất.