Với giá thành rẻ và mang tới mẫu mã đa dạng, tấm nhựa giả đá nhanh chóng phủ sóng nhiều công trình. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, loại vật liệu này được nhiều gia chủ, chủ thầu đánh giá xuống cấp. Vậy với mức giá thành hấp dẫn, nhược điểm của tấm nhựa giả đá mà người tiêu dùng cần biết là gì?
1. Tấm nhựa giả đá là gì? Cấu tạo gồm những gì?
Tấm nhựa giả đá là loại vật liệu được làm từ nguyên liệu chính là nhựa PVC hay có tên đầy đủ là Polyvinyl Clorua. Bề mặt của tấm nhựa sẽ được bao phủ bởi lớp họa tiết trang trí với các mẫu mã đa dạng, mô phỏng nhiều đường nét vân đá bắt mắt. Với đặc tính làm từ chất liệu nhựa, có giá thành rẻ, nó được sử dụng chủ yếu làm vật liệu ốp tường, cụ thể là các khu vực như nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh.
Đa phần các loại tấm nhựa giả đá trên thị trường hiện nay sẽ có cấu tạo 4 lớp cơ bản và quan trọng nhất như sau:
- Lớp phủ bóng trên cùng: Đây là lớp sơn mỏng có chức năng chống xước cho bề mặt tấm nhựa, tăng độ bền và tính thẩm mỹ cho vật liệu trong thời gian sử dụng.
- Lớp họa tiết trang trí: Đây là lớp quyết định đường nét của vân đá và tạo nên sự đa dạng chủng loại và thiết kế.
- Lớp lõi nhựa: Đây là lớp lõi được làm từ thành phần chính là nhựa PVC giúp tạo độ cứng và định hình cấu trúc cho toàn bộ tấm nhựa
- Lớp đế nền: Lớp đế nền được trộn đều giữa nhựa PVC và các chất phụ gia có chức năng tạo sự bám dính với keo dán nhằm tăng khả năng cố định trên bề mặt tường.
2. Nhược điểm của tấm nhựa giả đá
Tiêu chí khiến nhiều người dùng quyết định lựa chọn tấm nhựa giả đá là giá thành rẻ và mẫu mã vô cùng đa dạng. Tuy nhiên, tấm nhựa giả đá còn có các nhược điểm như sau:
2.1 Độ dày mỏng
Bạn hoàn toàn có thể đánh giá bằng mắt thường và kiểm tra sản phẩm trực tiếp để xác định được độ dày mỏng của tấm nhựa giả đá. Độ dày của vật liệu này chỉ dao động từ 2 – 4mm. Với độ dày như trên, vật liệu rất dễ gặp phải tình trạng bị biến dạng hoặc bị lõm khi bị tác động mạnh. Đây chính là nhược điểm của tấm nhựa giả đá dễ nhận thấy nhất mà chúng tôi muốn lưu ý tới bạn.
2.2 Tuổi thọ ngắn
Thời gian sử dụng trung bình của loại vật liệu này cũng tương đối ngắn ngủi. Sau vài năm sử dụng, các khu vực ốp lát tấm nhựa giả đá sẽ xuất hiện một số tình trạng như: Bề mặt bị phai màu, tình trạng bong tróc lớp chống xước, nứt gãy và lõm tại các điểm bị ngoại lực tác động. Do vậy, nó ảnh hưởng trực tiếp tới vẻ đẹp của toàn bộ không gian.
2.3 Bề mặt không chân thực
Tấm nhựa giả đá bao gồm một lớp họa tiết trang trí. Màu sắc và đường nét của vân đá không chân thật, nhanh chóng bị phai màu sau một thời gian ngắn sử dụng. Vì vậy, điều này có thể làm giảm tính thẩm mỹ và vẻ đẹp chỉn chu của không gian ốp lát.
2.4 Khả năng chống xước kém
Nhược điểm của tấm nhựa giả đá mà tiếp theo chúng tôi muốn đề cập là khả năng chống xước và chống nước chưa tốt. Đặc biệt khi gặp phải ma sát hoặc ngoại lực tác động mạnh, bề mặt dễ dàng bị xước. Lớp chống dính mỏng, không đáp ứng được những tác động từ bên ngoài khiến vẻ đẹp tổng thể của bề mặt nhanh chóng xuống cấp.
2.5 Khả năng chống cháy kém
Là một loại vật liệu được làm từ thành phần chính là nhựa PVC nên khả năng chống cháy của loại vật liệu này gần như bằng không. Không chỉ vậy, đây còn là loại vật liệu dễ bắt lửa, có thể làm cho đám cháy trở lên nghiêm trọng hơn, gây thiệt hại cả về người và của. Vì vậy, khi lựa chọn vật liệu ốp lát, bạn cần lựa chọn loại có khả năng chống cháy, chống cháy lan để đảm bảo an toàn cho cả gia đình.
2.6 Khả năng cách nhiệt kém
Khi trở thành cơn sốt trong lĩnh vực vật liệu ốp lát nội thất, nó được nhiều gia đình sử dụng cho khu vực bếp ăn. Đây là khu vực thường xuyên phải tiếp xúc với nhiệt độ cao. Trong khi đó, loại vật liệu này có khả năng cách nhiệt kém khi sử dụng loại nhựa PVC đã qua tái chế. Đồng thời, nhiều gia đình lầm tưởng việc sử dụng vật liệu nhựa sẽ giúp cách nhiệt vào mùa hè, giúp nhà ở mát mẻ hơn. Tuy nhiên đây cũng là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm.
2.7 Không rõ nguồn gốc xuất xứ
Đa phần các loại vật liệu nhựa giả đá hiện nay người bán không thể chứng minh được rõ nguồn gốc sản phẩm. Chúng không được chứng nhận cam kết không sử dụng vật liệu độc hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Do đó, người dùng rất khó khăn trong việc xác định được độ an toàn và nguồn gốc xuất xứ của loại vật liệu này.
2.8 Thi công lắp đặt phức tạp
Mặc dù có giá thành rẻ nhưng quá trình thi công lắp đặt lại đòi hỏi người lắp đặt cần có tay nghề cao, thời gian thi công kéo dài so với các loại vật liệu ốp lát khác trên thị trường. Nhược điểm của tấm nhựa giả đá loại là rất dễ bị bong khi tiếp xúc với nước. Do vậy không nên sử dụng cho các khu vực có độ ẩm cao hoặc vị trí tường bị ngấm nước.
3. Có nên dùng tấm nhựa giả đá không?
Vậy với 8 nhược điểm kể trên, chúng ta có nên lựa chọn tấm nhựa giả đá cho công trình, nhà ở của mình hay không? Dựa vào nhu cầu, các tiêu chí từng cá nhân đưa ra trong việc lựa chọn vật liệu ốp lát mà câu trả lời này có thể là Có hoặc không.
Ví dụ: Nếu bạn đang tìm kiếm một loại vật liệu đáp ứng tiêu chí: Giá thành rẻ, đa dạng, không yêu cầu thời gian sử dụng lâu dài thì tấm ốp nhựa PVC vân đá cũng là một lựa chọn hàng đầu. Tuy nhiên, nếu bạn coi trọng sự an toàn, chất lượng và lắp đặt tại các khu vực có độ ẩm cao hoặc nhiệt độ cao thì nên cân nhắc khi lựa chọn tấm nhựa giả đá.
4. SanF – Đơn vị cung cấp tấm nhựa giả đá chất lượng hàng đầu
Qua bài viết trên, có thể thấy rõ rất nhiều nhược điểm của tấm nhựa giả đá. Tuy nhiên, tùy vào nhu cầu sử dụng và yêu cầu lắp đặt bạn có thể lựa chọn giữa tấm nhựa giả đá hoặc các loại vật liệu ốp lát khác trên thị trường. Truy cập website SanF để bỏ túi nhiều thông tin hữu ích trong quá trình hoàn thiện và cải tạo nhà ở..