So sánh nhựa PP và PE? Nên sử dụng loại nào

Nhựa PP và nhựa PE là hai loại nhựa có tính ứng dụng cao, thân thiện với môi trường nhờ vào khả năng tái sử dụng, tái chế. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn băn khoăn về quyết định sử dụng loại nhựa nào sẽ tối ưu nhất. Chính vì vậy bài viết dưới đây sẽ phân tích các ưu điểm, nhược điểm của nhựa PP và PE để bạn có thể biết được sử dụng loại nhựa nào là tốt hơn.

so sánh nhựa pp và pe
Nhựa PP và PE là hai loại nhựa có tính ứng dụng cao trong cuộc sống.

1. Ưu điểm và nhược điểm của nhựa PP và PE

Cả hai loại nhựa PP và PE đều là nhựa nhiệt dẻo, có độ bền cơ học cao. Mỗi loại nhựa có những đặc tính riêng. Vì thế nhựa PP và nhựa PE sẽ có những ưu, nhược điểm khác nhau cụ thể như sau:

1.1 Ưu, nhược điểm của nhựa PP

Ưu điểm:

Nhựa PP có các ưu điểm nổi bật như sau:

  • Giá thành rẻ, chi phí sản xuất thấp
  • Có độ bền cao, chịu va đập tốt, không bị kéo dãn dài do được chế tạo thành sợi.
  • Có độ trong suốt và độ bóng bề mặt cao nên dễ in ấn, nét in rõ trên bao bì làm bằng nhựa PP.
  • Có thể chịu được nhiệt độ cao lên đến 165 độ C.
  • Sở hữu tính chống thấm nước, ngăn hơi ẩm, không khí lọt vào bao bì.
  • Có khả năng chống các loại tinh dầu, dầu mỡ.
  • Không chứa các chất độc hại, an toàn cho người sử dụng.

Nhược điểm:

  • Một số nhược điểm của nhựa PP bao gồm:
  • Vì tính cứng rắn nên dễ để lại các nếp gấp, nếp nhăn trên bề mặt nếu túi làm từ nhựa PP bị gập hoặc cuộn lại
  • Khả năng chống tia UV kém, vì vậy không thể bảo quản thực phẩm nếu để ngoài ánh nắng mặt trời.
  • Khó sử dụng với các loại keo hồ, băng keo trên các sản phẩm từ nhựa PP.

1.2 Ưu, nhược điểm của nhựa PE

Ưu điểm:

Nhựa PE sở hữu các ưu điểm nổi bật như:

  • Có độ bền cao nhờ vào đặc tính mềm dẻo.
  • Chống thấm nước và các loại khí lọt vào.
  • Có thể chịu nhiệt độ lên đến 120 độ C.
  • Khó bị rách hay đâm thủng.

Nhược điểm:

Một số nhược điểm của nhựa PE bao gồm:

  • Nhựa PE có màu đục, không trong suốt như nhựa PP
  • Sản phẩm làm từ nhựa PE rất dễ bị thẩm thấu khí, mùi dẫn đến bao bì làm từ nhựa PE sẽ bị căng phồng sau một thời gian không sử dụng, đồng thời mùi bên ngoài cũng vào trong bao bì, làm cho bao bì thường chứa các mùi gây khó chịu.
  • Nhựa PE chống các loại tinh dầu, dầu mỡ kém dẫn đến tình trạng bám dính dầu mỡ ở bên trong và bên ngoài sản phẩm
  • Dễ trầy xước trên bề mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ

2. So sánh đặc điểm của nhựa PP và PE

Nhìn chung cả nhựa PP và PE đều có những điểm giống và khác nhau như sau:

2.1 Sự giống nhau giữa nhựa PP và PE

Nhựa PP và PE đều từ nhựa nguyên sinh, do đó có nhiều điểm chung từ hai loại nhựa này:

  • Màu sắc đều trong suốt, không mùi.
  • Đều có độ bóng bề mặt cao
  • Không chứa các chất độc hại khi sử dụng.
  • Không bị oxy hóa hoặc phản ứng hóa học trong môi trường axit, kiềm ở nhiệt độ thường.
  • Túi nhựa làm từ nhựa nguyên sinh có thể chống mối mọt, ẩm mốc…
  • Khả năng chống khí oxy, giảm khả năng bị oxy hoá cùng các chất khí khác.

2.2 Sự khác nhau giữa nhựa PP và PE

Bảng so sánh dưới đây sẽ giúp bạn nhận thấy các điểm khác biệt của 2 loại nhựa này

Loại nhựa Nhựa PP Nhựa PE
Cấu tạo hoá học Được cấu tạo từ các phân tử Propylene, có công thức là: (C3H6)n Được cấu tạo từ các phân tử Ethylene, có công thức là: (C2H4)n
Tính chất vật lý
  • Khi đốt nhựa PP sẽ có ngọn lửa màu xanh nhạt
  • Độ bền vật lý cao nhờ đặc tính cứng rắn
  • Chống nước và hơi ẩm tốt
  • Chống thấm khí và thấm dầu mỡ kém
  • Độ bền kéo cao nhờ đặc tính mềm dẻo
Màu sắc Có màu trong suốt và độ bóng trên bề mặt cao, thích hợp cho việc in ấn logo sản phẩm Có màu trong suốt nhưng đục hơn nhựa PP
Độ linh hoạt Vì đặc tính cứng rắn nên độ linh hoạt của nhựa PP không cao Nhờ đặc tính mềm dẻo nên độ linh hoạt cao, có thể co dãn dễ dàng
Khả năng chịu nhiệt
  • Khả năng chịu nhiệt lên đến 165 độ C
  • Khi gặp môi trường có nhiệt độ thấp có thể bị biến dạng
Khả năng chịu nhiệt tốt lên đến 110 độ C

Bạn có thể tham khảo qua video dưới đây để phân biệt nhựa PP và PE khác nhau như thế nào nhé!

3. Nên sử dụng nhựa PP hay PE?

Tùy theo mục đích sử dụng mà người tiêu dùng nên cân nhắc sử dụng nhựa PP hay nhựa PE. Nếu người tiêu dùng muốn sử dụng các sản phẩm bảo quản thực phẩm thì nên chọn sản phẩm làm từ nhựa PP bởi đặc điểm bền lý tính và chống bám dầu mỡ hay mùi hương, đặc biệt loại nhựa PP không mùi, không chứa các chất độc hại, an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Bên cạnh đó, đối với nhu cầu sử dụng các vật dụng có thể co dãn, uốn cong được như ống nước, túi đựng đồ dùng, tấm nhựa bọc hàng hóa thì nên chọn những sản phẩm làm từ nhựa PE.

nhựa pp và pe có gì khác nhau
Nhựa PP có độ an toàn cao nên thường được sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm.

Hiện nay, nhựa PP và PE đều được sử dụng rộng rãi, song với các đặc tính về độ bền cao, tính cứng chắc, độ bền nhiệt tốt, chống hóa chất thì nhựa PP được sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp hơn so với tấm nhựa PE.

Tấm nhựa PP thường được ứng dụng rộng rãi trong các khâu chế biến nông hải sản, dùng làm vít xoắn tuyển quặng trong khai thác quặng, làm bể chứa hóa chất, hay bàn thao tác sản xuất linh kiện điện tử. Hơn nữa nhựa PP có độ an toàn cao hơn nhựa PE nên được sử dụng trong lĩnh vực thực phẩm, những sản phẩm sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.

4. Ứng dụng của nhựa PP và PE

4.1 Ứng dụng của nhựa PP

Nhờ các ưu điểm và đặc tính nổi bật, nhựa PP được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau, cụ thể bao gồm:

  • Nhựa PP có đặc điểm bền lý tính, cứng rắn và có khả năng chống mùi, dầu mỡ tốt hơn nhựa PE nên sẽ được dùng để sản xuất các loại hộp bảo quản thức ăn, bình nước.
  • Ngoài ra nhựa PP có thể đóng thành bao bì, hộp đựng bánh bởi có thể dễ dàng in nhãn hiệu lên bề mặt, độ trong suốt của nhựa PP còn đem lại tính thẩm mỹ hơn so với nhựa PE.
  • Nhựa PP còn có thể tạo thành sợi dệt thành các bao bì đựng lương thực, ngũ cốc số lượng lớn.
  • Được sản xuất dạng màng phủ ngoài, đặc biệt với màng nhiều lớp có thể tăng tính chống hơi nước, thấm khí.
  • Được dùng làm chai đựng nước, hộp bảo quản thực phẩm, bình sữa cho bé, đồ chơi,… bởi chất liệu nhựa an toàn, không chứa chất độc.
  • Nhựa PP còn được dùng để sản xuất vật tư công nghiệp như: thùng nhựa Danpla, Pallet nhựa.
pp và pe
Một số sản phẩm làm từ nhựa PP.

4.2 Ứng dụng của nhựa PE

Nhựa PE được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực bao gồm:

  • Nhựa PE có khả năng co dãn tốt hơn và không để lại các nếp gấp, nếp nhăn như nhựa PP nên có thể sử dụng trong sản xuất ống nước, nắp chai, các loại túi đựng, túi lót…
  • Được sử dụng để sản xuất các loại ống nước và phụ kiện.
  • Được dùng làm đồ gia dụng, đồ chơi, thùng rác, pallet nhựa.
  • Ngoài ra nhựa PE còn được dùng để chế tạo bình nhiên liệu trên xe ô tô.
  • Được ứng dụng làm ống bắn pháo hoa ở các nước phương Tây.
nhựa pp và nhựa pe
Một số sản phẩm làm từ nhựa PE.

Nhìn chung cả hai loại nhựa PP và PE đều có những ưu nhược điểm riêng và được ứng dụng khác nhau trong đời sống hàng ngày. Hy vọng qua những chia sẻ trên đây đã giúp bạn có những thông tin hữu ích để dễ dàng chọn được loại nhựa chuyên dụng tốt nhất, phù hợp với nhu cầu của mình.