Trần nhựa là một trong những loại vật liệu giúp thiết kế không gian thêm sang trọng và được nhiều người ưa thích sử dụng. Vì thế, cách thi công trần nhựa đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm nhất trong thời gian gần đây. Để giải đáp thắc mắc này SanF sẽ hướng dẫn cho bạn các bước làm trần nhựa đơn giản, dễ hiểu nhất qua bài viết dưới đây nhé!
1. Cấu tạo trần nhựa khi thi công
Khi thi công trần nhựa sẽ có chi tiết cấu tạo chính như sau:
- Thanh chính: Là thanh chịu lực chính làm bằng kim loại, được treo lên xà gồ, vì kèo của mái hay các dầm sàn chịu lực của tầng trên bằng các cụm ty treo và tăng đơ.
- Thanh phụ: Là thanh được liên kết với thanh chính để tạo thành kiểu dáng các ô vuông tròn, mảng cong,…theo đúng yêu cầu bản vẽ thiết kế trần.
- Thanh viền tường: Là thanh có thiết diện chữ V thường được liên kết với tường hoặc vách ngăn, làm đường viền bao xung quanh trần, làm đẹp chỗ nối tiếp giáp giữa trần và vách ngăn, tường bao che.
- Các tấm trang trí: Các tấm trần nhựa, trần thạch cao sẽ được đặt lên các hệ thanh (chính, phụ, viền tường) tạo thành bề mặt trần trang trí có tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác sang trọng, được nhiều người ưa thích sử dụng.
- Ty treo trần là một thanh thẳng, có chiều dài từ 1 đến 3m, được dùng để kết nối các cấu trúc phụ và cố định trong công trình.
2. Hướng dẫn cách thi công trần nhựa chi tiết
Bước 1: Chuẩn bị vật liệu thi công đóng trần nhựa
Để tiến hành thi công trần nhựa, trước hết chúng ta cần thực hiện bước chuẩn bị vật liệu. Để làm điều này, ta cần đo đạc kích thước dài, rộng của nền nhà để xác định diện tích cần phủ.
Đối với các nhà có hình dạng khác nhau như hình chéo hoặc hình tròn, ta cũng có thể ước lượng diện tích tương ứng. Sau khi đo đạc xong, ta lên danh sách vật liệu cần thiết bao gồm tấm nhựa ốp trần nhà, khung xương, thước Nivo, thước đo, dây bật mực, mực đánh dấu, máy bắn cốt laser, thang đứng hoặc giàn giáo.
Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt trần nhựa
Trong bước này chúng ta cần phải xác định vị trí lắp đặt trần nhựa, cụ thể như sau:
- Đối với mái tôn: Khoảng cách giữa trần và đỉnh mái tối thiểu là 1,5m
- Đối với mái bê tông: Khoảng cách giữa trần và đỉnh mái tối thiểu là 0,5m
Để đo chiều cao của trần nhà, ta sử dụng thước Nivo hoặc máy laser để đảm bảo độ chính xác cao. Sau đó, ta sử dụng thước và dây bật mực để cân bằng mặt trần.
Bước 3: Xác định độ cao trần
Bạn cần xác định chính xác chiều cao không gian để trần nhựa được phát huy tốt nhất mọi khả năng như cách nhiệt, cách âm, chống ồn và trang trí. Bạn có thể sử dụng ống divo hoặc máy laser để lấy số chiều cao của trần nhà.
- Đối với các loại mái tôn hoặc fibro xi măng: khoảng cách giữa đỉnh mái và trần tối thiểu là 1,5m
- Đối với mái bê tông: khoảng cách giữa đỉnh mái và trần tối thiểu là 0,5m.
Bạn sử dụng máy laser để đánh dấu vị trí trần bằng bút mực trên các vách tường, cột để xác định viền trần. Số cao độ thường nằm ở mặt dưới tấm trần dài.
Bước 4: Cố định thanh viền tường
Tiếp theo ta cố định thanh viền tường bằng búa đóng đinh hoặc khoan tay tùy thuộc vào từng loại vách tường. Lưu ý, khoảng cách lỗ đinh không quá 30cm để đảm bảo độ vững chắc.
Khi lắp ghép các xương, cần chú ý giữ khoảng cách tối thiểu giữa các xương là 80cm và tối đa là 100cm. Riêng các xương ngang thì khoảng cách 2 – 3m một xương. Đối với các công trình kiến trúc mái rộng nên lưu ý lắp xương chống từ mái trần xướng mặt trần.
Bước 5: Phân chia các ô trần nhựa
Để đảm bảo khung trần thả và các tấm ốp trần cân đối, bạn cần phân chia các ô trần một cách hợp lý. Khoảng cách lý tưởng giữa các ô là 60x60cm hoặc 61x61cm.
Bước 6: Xác định các điểm ty treo trần
Khoảng cách các điểm ty treo trần được xác định như sau:
- Khoảng cách giữa các điểm treo ty trên thanh chính không quá 120cm.
- Khoảng cách từ vách hoặc tường đến móc thanh chính đầu tiên không quá 61cm.
Đối với trần bê tông, khi bạn tự lắp trần nhựa cần sử dụng khoan bê tông để khoan trực tiếp vào mặt sàn. Sau đó, dùng tắc kê nở và pát 2 lỗ cùng kích thước với ty treo đã gắn tăng-đơ theo độ cao của trần đã được xác định.
Đối với nhà lợp mái tôn, ty treo trần có thể được kết nối trực tiếp với xà gồ và dùng pát 2 lỗ.
Bước 7: Tiến hành lắp khung thanh chính và thanh phụ
Các thanh chính và thanh phụ của khung trần đực cần được kết nối với nhau bằng cách gắn đầu ngầm của thanh phụ vào lỗ mẫu của thanh chính.
- Khoảng cách giữa hai thanh không quá 122cm.
- Khoảng cách giữa hai thanh phụ không quá 61cm.
Bước 8: Căn chỉnh cân đối các khung xương
Sau khi lắp đặt các thanh chính và phụ, bạn cần cân đối lại khung trần bằng cách điều chỉnh khung trở nên thẳng hàng. Điều chỉnh tăng-đơ cho khung trần đúng cao độ so với các tường và cột đã được xác định trước đó.
Bước 9: Lắp đặt các tấm trần nhựa
Chọn loại tấm trần nhựa phù hợp với quy cách khung xương đã lắp đặt. Ghép những tấm trần nhựa PVC vào khung xương, dùng dây thép hoặc đinh vít để cố định tấm trần nhựa.
Lưu ý khi lắp các tấm trần để đảm bảo độ chắc chắn và an toàn thì hèm khóa phải ăn khớp với nhau.
3. Những câu hỏi thường gặp về thi công trần nhựa
Trần tấm nhựa có tuổi thọ bao lâu?
Tuổi thọ của tấm trần nhựa có thể từ 10 đến 20 năm, tùy vào vật liệu dày hay mỏng nên độ bền luôn được đảm bảo. So với các vật liệu ốp trần khác, trần tấm nhựa có giá thành tương đối rẻ.
Trần PVC hay trần thạch cao cái nào tốt hơn?
Mặc dù trần nhựa có nhiều ưu điểm, tuy nhiên về mẫu mã và khả năng ứng dụng, nó không thể bằng trần thạch cao. Đặc biệt, nếu gia chủ sở hữu một công trình nhà ở cổ điển hoặc tân cổ điển và muốn lựa chọn giữa trần thạch cao và trần nhựa, thì trần thạch cao sẽ là lựa chọn hợp lý.
Trần PVC có dùng được trong phòng tắm không?
Nhà tắm là khu vực rất dễ ẩm ướt, vì vậy cần tìm những vật liệu có khả năng chống nước, chống ẩm mốc, chịu lực cao, không bị phai màu do tác động của nước, dễ dàng vệ sinh và sửa chữa, cũng như lắp đặt dễ dàng. Với những yêu cầu đó, đóng trần nhựa PVC là một trong những lựa chọn phù hợp để đáp ứng đủ tính năng cho không gian nhà tắm.
4. Đơn vị thi công trần nhựa đẹp và uy tín hiện nay
Để đảm bảo độ an toàn cũng như tính thẩm mỹ, chất lượng cao cho công trình, tốt hơn hết bạn nên thuê đơn vị thi công trần nhựa chuyên nghiệp. Trước khi lựa chọn bạn hãy tìm hiểu báo giá thi công trần nhựa – trần nhựa thả để cân đối ngân sách sao cho hợp lý.
SanF tự hào là đơn vị phân phối và thi công tấm trần nhựa uy tín hàng đầu Việt Nam. Với đội ngũ thi công giàu kinh nghiệm, tay nghề cao đã từng thực hiện vô số công trình với quy mô lớn. Chúng tôi cam kết sẽ đem đến cho quý khách hàng dịch vụ thi công trần nhựa có chất lượng tốt nhất. Để được tư vấn và báo giá thi công trần nhựa cụ thể, hãy liên hệ với SanF ngay theo số hotline 0971 545 307.
Hy vọng qua bài viết hướng dẫn cách thi công trần nhựa trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về cách làm trần nhựa đơn giản, dễ hiểu nhất. Để đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất, đạt được độ thẩm mỹ như mong muốn, đừng ngại liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 0971 545 307. Đội ngũ tư vấn viên tại SanF sẽ hỗ trợ nhiệt tình cho bạn.